Một trong những chủ đề chính tại CES 2024 (Consumer Electronics Show - triển lãm thương mại công nghệ tiêu dùng thường niên lớn nhất thế giới), diễn ra hồi tháng 1 ở Las Vegas, Mỹ, là các sáng kiến bền vững củng cố và tối ưu hóa sự phát triển của các công nghệ mới nổi nhằm giải quyết khủng hoảng khí hậu.
Theo McKinsey, công nghệ đám mây có thể tăng tốc quá trình khử cacbon
Theo nghiên cứu của công ty tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey, năng lượng đám mây là chìa khóa cho các sáng kiến khử cacbon cần thiết cho lộ trình giữ mức tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 1,5 ° C vào năm 2050.
Nghiên cứu cho thấy có ba công nghệ, trong đó, phần lớn được hỗ trợ bởi đám mây - trí tuệ nhân tạo (AI), học máy (ML) và Internet vạn vật (IoT) - khi được sử dụng đúng cách, có thể đóng một phần không thể thiếu trong sự thành công của các sáng kiến khử cacbon. Các công nghệ này cung cấp những hiểu biết sâu sắc duy nhất trong các lĩnh vực như nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu, đầu tư khí hậu và nhân rộng các công nghệ khí hậu quan trọng – những yếu tố quan trọng góp phần giảm và cuối cùng loại bỏ carbon nhằm theo đuổi mục tiêu trung hòa khí hậu. Để chuẩn bị cho các quy định bền vững dự kiến sẽ ngày càng phức tạp, việc sử dụng chiến lược các công nghệ đám mây có thể tạo ra điểm khác biệt quan trọng, giúp các công ty và doanh nghiệp đạt được mục tiêu phát triển bền vững.
Công nghệ đám mây giúp tăng tính bền vững
Nền tảng nghiên cứu của McKinsey dựa trên 217 sáng kiến, khi được xúc tiến đồng thời sẽ mang lại cơ hội khử cacbon đáng kể trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Theo nhận định của McKinsey, những sáng kiến này tạo ra một "con đường có ý nghĩa" hướng tới việc hạn chế sự nóng lên của nhiệt độ toàn cầu ở mức dưới 1,5 ° C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Trong mọi phương diện, từ đánh giá và báo cáo đến các chuyển đổi lớn và hỗ trợ kinh doanh, các công nghệ đám mây đóng vai trò là chất xúc tác chính, một công cụ quan trọng để đạt được các mục tiêu khử cacbon một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Công nghệ đẩy nhanh quá trình khử cacbon lên 47%
Mặc dù các công nghệ đám mây đã hiện diện hơn 15 năm qua nhưng mãi cho đến gần đây, chúng vẫn chưa được sử dụng hết tiềm năng. Tuy nhiên, thời điểm để nắm bắt các công nghệ này đang được mở ra khi các rào cản như chi phí và thời gian tiêu tốn đang dần giảm xuống.
Nghiên cứu của McKinsey cho thấy, 101 sáng kiến, tương đương 47% tổng số 217 sáng kiến, có thể đẩy nhanh quá trình khử cacbon với sự trợ giúp của các công nghệ đám mây. Theo các ước tính trước đây, quá trình khử cacbon tiêu tốn 9,2 nghìn tỷ đô la Mỹ hàng năm, thì giờ đây, sự đóng góp của công nghệ đám mây cho quá trình này có thể trị giá hàng trăm tỷ đô la mỗi năm. Giá trị của đám mây cũng có thể được tính bằng khả năng giảm lượng CO2 tương đương phát thải, theo McKinsey ước tính lên tới 32 gigaton mét (GtCO2e) – chiếm gần một nửa trong tổng số 65 GtCO2e ước tính cần phải giảm để đạt được lượng khí thải ròng bằng không vào năm 2050.
Các công nghệ đám mây, bao gồm AI, IoT và ML, có thể đóng góp đáng kể cho các nỗ lực khử cacbon do việc trao đổi dữ liệu dựa trên đám mây tăng cường tính minh bạch trong phát thải Phạm vi 3 và do đó, giảm bớt thời gian cho chiến lược hành động. Đồng thời, chi phí khử cacbon có thể giảm 5-15% khi áp dụng các công nghệ đám mây, thậm chí giảm hơn 25% trong lĩnh vực phát thải Phạm vi 3 (Phát thải từ chuỗi cung ứng và sản phẩm cuối cùng, bao gồm tất cả các lượng khí nhà kính gián tiếp khác phát sinh trong chuỗi giá trị của doanh nghiệp, nhưng không nằm dưới sự kiểm soát trực tiếp hay sở hữu của doanh nghiệp).
Lập kế hoạch và bổ sung các tài sản để khử cacbon
Công nghệ chỉ có thể tạo ra sự thay đổi có ý nghĩa khi có phương tiện thực hiện nó. Chính vì vậy, McKinsey kêu gọi các công ty cần xác định các sáng kiến quan trọng của riêng họ để tăng tốc độ khử carbon, trước khi tuân thủ các bước sau:
Tác giả: Đỗ Thanh Hương (Theo Energy Digital)