Tóm tắt đề tài:
Nghiên cứu trồng keo lai và keo lá tràm trên bãi thải Đông Cao Sơn, tỉnh Quảng Ninh, được thực hiện ở độ cao 300m so với mặt biển, theo mật độ 2.500 cây/ha và 5.000 cây/ha và bón 5g chế phẩm nấm rễ nội cộng sinh AM (100 IP/g) cho mỗi cây trong các công thức thí nghiệm. Kết quả cho thấy, sau 12 tháng, cây keo được bón chế phẩm AM có tỷ lệ sống đạt từ 88,75 – 94,58%, đường kính gốc từ 30,9 – 35,72 mm, chiều cao vút ngọn từ 185,71 – 210,92 cm, đường kính tán từ 129,39 – 138,62 cm, cao hơn hẳn (p < 0,05) so với công thức đối chứng (không được bón chế phẩm AM) với các chỉ số tương ứng là 72,50 – 75%, 24,76 – 28,68 mm, 153,62 – 176,37 cm và 109,42 – 121,13 cm. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy, chế phẩm AM có tiềm năng rất cao trong việc trồng keo để phủ xanh và phục hồi các bãi đất thải sau khai thác.
Đọc và tải ở đây: /Data/files/Tap%20chi%20KHLN%20So%201_2023.pdf
Nguồn: Tạp chí KHLN số 1/2023
Tác giả: Nhiều tác giả