Dự án cải tạo, phục hồi môi trường của dự án cải tạo và mở rộng sản xuất kinh doanh Công ty Cổ phần than Cao Sơn

Quản trị viên 13/12/2011 Khối dự án
Mỏ Cao Sơn nằm trong cụm 3 mỏ Đèo Nai - Cọc Sáu - Cao Sơn, cách thị xã Cẩm Phả 4km về phía Bắc và được giới hạn trong phạm vi tọa độ...

CHỦ ĐẦU TƯ

Công ty Cổ phần than Cao Sơn – Vinacomin

Địa chỉ: Phường Cẩm Sơn- thị xã Cẩm Phả – tỉnh Quảng Ninh.

CƠ QUAN TƯ VẤN

- Công ty cổ phần Tin học, Công nghệ, Môi trường Than – Khoáng sản Việt Nam.

- Tên viết tắt: VITE.

- Địa chỉ liên lạc: B15 – Đại Kim – Hoàng Mai – Hà Nội.

- Điện thoại: 04 62842542. Fax: 04 62842546.

- Giám đốc: Nguyễn Tam Tính.

Vị trí địa lý

Mỏ Cao Sơn nằm trong cụm 3 mỏ Đèo Nai - Cọc Sáu - Cao Sơn, cách thị xã Cẩm Phả 4km về phía Bắc và được giới hạn trong phạm vi tọa độ ( Hệ tọa độ VN - 2000 kinh tuyến trục 105, múi chiếu 6 độ):

 X = 2 327 400 - 2 329 300.

 Y = 738 000 - 739 900.

- Phía Đông giáp mỏ than Bắc Cọc Sáu (Nay là xí nghiệp than Tân Lập - Công ty than Hạ Long - TKV).

- Phía Tây giáp mỏ than Đông Đá Mài.

- Phía Nam giáp mỏ than Đèo Nai.

- Phía Bắc giáp mỏ than Khe Chàm.

Mục tiêu của dự án

- Cải tạo, phục hồi môi trường để đưa môi trường và hệ sinh thái về tình trạng ban đầu.

- Cải tạo, phục hồi môi trường để đưa môi trường và hệ sinh thái tương tự như môi trường và hệ sinh thái trước khi đi vào khai thác.

- Cải tạo, phục hồi môi trường khu vực đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường và phục vụ các mục đích có lợi cho con người.

Mỏ than Cao Sơn

Trình tự khai thác Căn cứ vào điều kiện địa chất, hiện trạng công tác khai đào trền chiều dài gần 2km, cấu tạo địa chất, mật độ chứa than và chất lượng than, khai trường Cao Sơn được chia làm 3 phân khu độc lập tương đối như sau: - Tây Cao Sơn. - Đông Cao Sơn. - Nam Cao Sơn. Thông số chủ yếu của các khu khai thác

STT Tên khu khai thác Đất bóc 10m3 Than KT 10 tấn Hệ số bóc m3/T
1 Khu Đông 116 000 16 761 6,92
2 Khu Tây 127 520 18 616 6,85
3 Khu Nam 162 570 15 703 10,35

Phương án cải tạo, phục hồi môi trường

Phương án 1: Phương án sử dụng moong sau khai thác để hình thành các hồ chứa nước.

Nội dung cơ bản của phương án 1 như sau: Sau khi kết thúc khai thác, các bãi thải được tiến hành cải tạo trồng cây xanh và moong khai thác không tiến hành lấp đất đá mà được giữ nguyên để tạo hồ nước.

Phương án 2: Phương án san lấp một phần moong sau khai thác để tạo mặt bằng trồng cây.

Nội dung cơ bản của phương án 2 như sau: Sau khi kết thúc khai thác, các bãi thải được tiến hành cải tạo trồng cây xanh và moong khai thác cũ sẽ được lấp đầy đến mức thông thủy tự nhiên sau đó tạo mặt bằng trồng cây hoặc sử dụng cho các mục đích khác.

So sánh 2 phương pháp

Phương án 1 Phương án 2
* Ưu điểm: + Không mất chi phí cho công tác vẫn chuyển san gạt đất đá để lấp moong. + Không có nguy cơ gây ô nhiễm về bụi và các nguy cơ gây ô nhiễm khác do công tác đào, xúc, vận chuyển đất đá. + Do để lại moong sau khai thác tạo hồ chứa nước có thể trong tương lai sử dụng vào các mục đích khác như kết hợp du lịch sinh thái, nuôi trồng thủy sản, nguồn nước để phục vụ cho công tác trồng và chăm sóc rừng và đặc biệt hiện nay trong khu vực thị xã Cẩm Phả đang phải xây dựng rất nhiều nhà máy nhiệt điện do đó đây là nguồn nước đáng kể cung cấp nước cho các nhà máy nhiệt điện. + Hồ nước sẽ có tác dụng điều hòa không khí cho khu vực. * Nhược điểm: + Không tạo được quỹ đất trồng rừng hoặc tạo thành khu đất phục vụ cho các mục đích khác. * Ưu điểm: + Tạo được quỹ đất trồng rừng hoặc sử dụng cho mục đích khác. * Nhược điểm: + Do quá trình khai thác đã vận chuyển đi một lượng lớn đất đá đến bãi thải, nếu bổ sung lấp đất đá trở lại moong thì chi phí cho công tác đào, xúc, vận chuyển san lấp rất cao. + Gây ô nhiểm môi trường do tác động bởi công tác đào xúc vận chuyển san lấp đồng thời phải có nguồn đất để vận chuyển đến. + Không có cơ hội đầu tư trong tương lai cho du lịch sinh thái, nuôi trồng thủy sản và đặc biệt là nguồn nước dự phòng cho các ngành khác như trồng rừng, nước phục vụ sản xuất khác...

Lựa chọn phương án

Chọn phương án 1 “Sử dụng moong sau khai thác để hình thành các hồ chứa nước” cho dự án “Cải tạo, phục hồi môi trường của dự án cải tạo và mở rộng sản xuất kinh doanh Công ty Cổ phần than Cao Sơn”.

Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường

- Trồng cây phủ xanh mặt bằng, mặt tầng, moong kết thúc:

+ Trồng cây keo lá chàm trên mặt bằng, mặt tầng.

+ Vận chuyển đất màu trồng đất.

- Xây dựng tường kè chân bãi thải: Tại những vị trí có nguy cơ sạt lở, vị trí xung yếu được tiến hành gia cố bằng phương án xây dựng tuyến kè để đảm bảo tránh sạt lở.

- Xây dựng hàng rào bảo vệ để tránh cho người và gia súc rơi vào moong nước sau khi dừng khai thác và đổ thải.

- Tháo dỡ các công trình xây dựng.

KẾT LUẬN

- Các hạng mục công trình của Dự án cải tạo, phục hồi môi trường đáp ứng được các mục tiêu đã đề ra, đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường và phục vụ các mục đích có lợi cho con người, tạo được môi trường sinh thái tốt hơn cho khu vực.

- “Dự án cải tạo, phục hồi môi trường của dự án cải tạo và mở rộng sản xuất kinh doanh Công ty Cổ phần than Cao Sơn” phù hợp với kế hoạch môi trường của Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam và phù hợp với chủ chương chính sách bảo vệ môi trường của Nhà nước. Dự án mang lại hiệu quả về môi trường và kinh tế xã hội.

Tác giả: dự-an-cải-tạo-phục-hồi-moi-trường-của-dự-an-cải-tạo-va-mở-rộng-sản-xuất-kinh-doanh