Biến đổi khí hậu, sự phát triển của dịch bệnh và giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong thời kỳ mới

Quản trị viên 20/12/2021 Khối môi trường

Biến đổi khí hậu, cùng với thiên tai và dịch bệnh đã và đang gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe do con người bằng nhiều hình thái khác nhau. Biến đổi khí hậu có thể hiểu đơn giản là sự thay đổi của khí hậu và của những thành phần liên quan gồm đại dương, đất đai, bề mặt Trái đất, và băng quyển như tăng nhiệt độ, băng tan, và nước biển dâng.

Băng tan ở hai cực - ảnh hưởng rõ nhất của BĐKH tới Trái Đất

Tình trạng biến đổi khí hậu, vốn làm gia tăng nhiệt độ Trái đất, đang ngày càng nổi lên là nguyên nhân gây bệnh truyền nhiễm. Trái đất nóng lên có thể làm tan các lớp băng vĩnh cửu ở vùng Siberia (Nga) chứa các mầm bệnh từ thời cổ đại. Các lớp băng vĩnh cửu, được ví như "quả bom hẹn giờ biến đổi khí hậu" trải khắp Nga, Canada và bang Alaska (Mỹ) chứa lượng carbon cao gấp 3 lần lượng khí thải ra kể từ thời kỳ công nghiệp hóa. Theo quan điểm của Ông Vladimir Romanovsky, Giáo sư Địa vật lý tại Đại học Alaska (Mỹ), cho rằng các vi sinh vật có thể tồn tại trong các lớp băng trong một thời gian dài. Khi băng tan, các vi sinh vật bị "nhốt" trong hàng thiên niên kỷ sẽ theo dòng nước lên bề mặt. Đã có nhiều trường hợp những con bọ cổ đại, vốn bị đông cứng lâu ngày, nay bỗng nhiên xuất hiện trở lại.Trong khi đó, ông Jean-Michel Claverie, Giáo sư danh dự chuyên ngành Gien tại Trường Y thuộc Đại học Aix-Marseille (Pháp) cho biết virus hoạt động tương tự như một hạt giống. Tức là khi gieo một hạt giống vào lớp đất đã bị đóng băng hàng nghìn năm, hạt giống không thể nảy mầm. Tuy nhiên, khi nhiệt độ Trái đất ấm lên, hạt giống hoàn toàn có thể nảy mầm và phát triển, hình thành cây con. Theo ông, trong lịch sử, người Neanderthals (một loài trong chi Người đã tuyệt chủng) cùng với voi ma mút, tê giác lông cừu đều mắc bệnh và một số loại virus gây bệnh có lẽ vẫn tồn tại trong lòng đất.

Nhiều nhà khoa học tin rằng băng tan ở hai cực là một trong những nguyên nhân gây ra dịch bệnhbùng phát trong vòng vài năm trở lại đây và trong tương lai gần

Tổ chức WHO đưa ra báo cáo rằng các dịch bệnh nguy hiểm đang lan tràn ở nhiều nơi trên thế giới hơn bao giờ hết. Những vùng trước kia có khí hậu lạnh giờ đây cũng xuất hiện các loại bệnh nhiệt đới. Hàng năm có khoảng 150 ngàn người chết do các bệnh có liên quan đến biến đổi khí hậu, từ bệnh tim do nhiệt độ tăng quá cao, đến các vấn đề hô hấp và tiêu chảy.

Như vậy, tình hình biến đổi khí hậu cũng chính là tác nhân chính hình thành các loại dịch bệnh ảnh hưởng trực tiếp tới con người thời đại hiện hiện nay. Do vậy, trong thời gian tới chúng ta cần xây dựng kế hoạch thích ứng với biến đổi khí khẩu, từ đó đưa ra được các giải pháp đảm bảo môi trường cũng như đảm bảo an toàn và sức khỏe cho con người trong thời kỳ mới./.

Tác giả: Đoàn Việt Dũng (Theo Melting Permafrost Could Mean Return of Ancient Diseases)